10 lời khuyên giúp mẹ nuôi con thành triệu phú

0
558

Chúng ta đang sống trong một thế giới có vô vàn chuyện về các tỷ phú tự thân. Họ đạt được những thành công đáng kinh ngạc dù chỉ bắt đầu từ con số không, như Elon Musk, Larry Page, Mark Zuckerberg, Oprah Winfrey… Và sâu thẳm trong trái tim mỗi chúng ta, ai là người không hy vọng con của mình sẽ trở thành một trong những người như thế! Vấn đề là “làm cách nào?”.

Mặc dù không có câu trả lời hoàn hảo cho tất cả nhưng sau khi tìm kiếm rất nhiều trên Internet, Bright Side đã tổng hợp một số giải pháp hữu hiệu để mỗi cha mẹ có thể bắt đầu áp dụng ngay hôm nay giúp con thành công mai sau.

1. Nói chuyện với con cái về tiền bạc – Đây là điều bạn nên làm

Tiền bạc vốn không phải là một chủ đề cần kiêng kỵ với trẻ. Ngay từ khi còn nhỏ, một đứa trẻ phải biết tiền đến từ đâu, nó dùng để làm gì và làm thế nào để có thể kiếm được tiền.

Nếu đi mua sắm, bạn thử hướng sự chú ý của trẻ nhỏ đến giá cả của những món hàng, đứa trẻ sẽ rất vui vì được tham gia vào quá trình mua bán. Bạn hãy yêu cầu chúng chọn một thứ trong danh mục cần mua và cho biết nó có giá bao nhiêu. Sau đó, chúng sẽ hiểu vì sao bạn lựa chọn những món hàng đó, ví dụ, kem đánh răng trị giá 5 đô la vẫn còn trên kệ trong khi một loại tương tự có giá 1,2 đô la đã nằm trong giỏ hàng của bạn.

Giải thích cho trẻ nhỏ công việc cụ thể của bạn và đồng nghiệp tại nơi làm việc, tại sao bạn phải đến văn phòng mỗi ngày và mức lương của bạn là bao nhiêu.

Trong bữa tối, bạn có thể trò chuyện với trẻ về một ngày mua sắm dài đã qua hoặc cách hoạch định tài chính để có một kỳ nghỉ trong tương lai.

2. Giao cho con một số việc mua sắm vặt

Bạn không nhất thiết phải để trẻ nhỏ thực hiện nhiệm vụ này một mình. Bạn có thể đi cùng và theo dõi cách mà chúng làm. Trẻ từ 7 đến 9 tuổi dư sức làm tốt những công việc này. Nhưng với những đứa trẻ nhỏ hơn và chưa biết đọc, chúng sẽ cần đến sự trợ giúp.

Đầu tiên, bạn cần chắc chắn rằng con biết đầy đủ những thứ phải mua, biết mua ở đâu và có đủ tiền.

Sau đó, nhắc chúng nhớ rõ nhiệm vụ là chọn các sản phẩm trong danh sách và cố gắng không bị phân tâm bởi những thứ khác. Chúng cũng cần tính toán số tiền cần thiết và trả cho người bán hàng.

Tất nhiên, sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta bắt đầu với những việc mua sắm nhỏ. Đừng yêu cầu con trai hoặc con gái nhỏ của bạn đi mua sắm đồ dùng cho cả tuần trừ khi bạn muốn gia đình chỉ ăn món sô cô la trong 7 ngày tiếp theo.

Các trường Montessori trên thế giới đã áp dụng phương pháp giáo dục tài chính này. Những học sinh tại đây được yêu cầu đến các cửa hàng và mua sắm cho những người bạn cùng lớp khác, chẳng hạn như trái cây cho bữa trưa hoặc nguyên liệu để nướng bánh mì vào cuối ngày.

Đối với cha mẹ, đây hẳn là một khóa đào tạo tuyệt vời vì họ sẽ học cách đứng qua một bên và tránh giúp đỡ hoặc sửa lỗi cho con. Khi đứa trẻ tự làm mọi việc được giao mà không cần đến sự hỗ trợ của người lớn thì nhiệm vụ được tính là hoàn thành.

3. Dạy trẻ chơi các trò liên quan đến kinh tế

Cờ tỷ phú và Cashflow (dòng tiền) là hai trò chơi tài chính tuyệt vời vì người chơi có thể nhanh chóng tìm hiểu về các khoản đầu tư, tài sản, nợ và thuế.

Nếu bạn có con nhỏ, hãy thử dạy chúng chơi trò “ngân hàng”, “cửa hàng trực tuyến”, hay bất kỳ trò chơi nào minh họa cho trẻ hiểu về cách thế giới tài chính vận hành.

Các khu vui chơi thực nghiệm nơi trẻ được thử làm người lớn sẽ giúp trẻ hiểu về hoạt động tài chính rõ hơn. Ở đó, con của bạn có thể làm việc như một nhân viên thu ngân, quản lý ngân hàng hoặc người cho vay và học cách kiếm tiền để chúng có thể chi tiêu.

4. Dạy trẻ cách sử dụng 3 ngân hàng heo – bước đầu thiết lập ngân sách

Robert Kiyosaki, tác giả của sách Rich Dad Poor Dad (Cha giàu cha nghèo), và Mark Allen, tác giả của cuốn The Millionaire Course (Khóa học triệu phú) đã đưa ra khái niệm này trong chính các cuốn sách của họ. Đó là yêu cầu con bạn cần có 3 hoặc 4 con heo đất, mỗi con dùng để tiết kiệm tiền cho một mục đích khác nhau.

Sắm cho con ngân hàng heo đất (ảnh: pixabay).

Heo Tiết kiệm: chính là việc tích tiểu thành đại từ những khoản tiền nhỏ, nhờ thế chúng ta có thể tiết kiệm rất nhiều tiền để biến giấc mơ thành hiện thực. Thêm vào đó, thói quen tiết kiệm tiền thường xuyên được coi là cách hữu hiệu để có được những khoản vốn trong tương lai.

Heo Chi tiêu: Không phải tất cả người lớn đều biết cách kiên nhẫn trong chi tiêu, nhất là với một số trẻ, việc này còn khó hơn nhiều. Ngân hàng heo con này giúp trẻ hiểu được việc chúng sẽ có phần thưởng lớn nhờ tích lũy số tiền kiếm được theo thời gian.

Heo Đầu tư: Trẻ em thường không có nhiều cơ hội để tạo ra tài sản, nhưng chúng vẫn có thể lập một tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng địa phương để tích lũy tiền lãi như một khoản đầu tư.

Heo Từ thiện: Ngân hàng heo con này là để dạy một đứa trẻ rằng kiếm tiền thôi là chưa đủ; chúng cũng cần biết cho đi. Ví dụ, trẻ có thể sử dụng tiền của mình để nuôi một chú mèo con bị bỏ rơi hoặc quyên góp trong một chương trình thiện nguyện.

Phương pháp này giúp đứa trẻ định hướng được mong muốn chi tiêu hoặc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Nếu cảm thấy phương pháp này hữu ích, bạn có thể bắt đầu bằng cách cho trẻ khoảng 3 đô la mỗi tuần. Theo thời gian, chúng sẽ biết cách dần dần lấp đầy những con heo đất của mình.

5. Dù bất kỳ tình huống nào mẹ cũng không nên nói với trẻ “chúng ta không thể mua nó”

Một số cha mẹ thường sử dụng cụm từ này như một cách để tránh làm hư con cái. Họ bất lực thốt lên trong cửa hàng như vậy mỗi khi đứa trẻ nài nỉ muốn mua một đống đồ chơi không cần thiết. Tại sao không nên nói như vậy?

Bởi vì nó gây nên cảm xúc tiêu cực ở trẻ. Khi đứa trẻ nghe thấy, “chúng ta không có khả năng mua nó”, chúng sẽ hiểu điều đó có nghĩa là cha mẹ không có đủ tiền để mua và điều này khiến chúng cảm thấy buồn bã.

Nó cũng sẽ khiến đứa trẻ trở nên thụ động. Bởi vì câu nói đó đã truyền tải thông điệp cha mẹ không đảm bảo được cuộc sống của chúng. Hãy tìm một lý do tích cực hơn để quyết định có nên mua thứ này hay thứ khác thay vì bị chi phối bởi số tiền trong ví.

6. Những cách nói để mẹ từ chối mua hàng trong trường hợp này

“Chúng ta không đến đây để mua cái này”.

Mẹ có thể nói như vậy với trẻ dựa trên kế hoạch, ưu tiên của buổi mua sắm và sự dứt khoát của mình.

“Mẹ biết là con thích đồ chơi này và chúng ta sẽ mua nó vào dịp sinh nhật con nhé”.

Hoặc bạn có thể tặng nó như một món quà cho một sự kiện khác như Giáng sinh, năm mới hay khi con đạt điểm tốt, nếu vậy hãy nói “chắc chắn mẹ sẽ nghĩ về những mong muốn của con”.

“Mẹ đồng ý chúng ta sẽ mua quà mỗi tuần một lần thôi con nhé”.

Ví dụ thời điểm hàng tuần có thể là vào thứ Bảy. Bằng cách này, trẻ sẽ vui vẻ chờ đến cuối tuần. Quan trọng hơn, trẻ học được cách kiên nhẫn và tự đặt ra mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu tài chính và lên kế hoạch làm thế nào để đạt được mục tiêu.

”Cái này đắt hơn những gì mẹ dự định mua”.

Đây là câu trả lời đúng đắn để chứng minh cho trẻ về việc người lớn luôn cần có kế hoạch chi tiêu từ trước.

“Nếu con có thể tìm được một cái với giá rẻ hơn, chúng ta sẽ mua nó”.

Trước tiên, phương pháp này giúp trẻ hiểu rằng cùng một sản phẩm có thể có nhiều mức giá khác nhau. Sau đó, nó cho phép trẻ suy nghĩ một cách khôn ngoan hơn, tránh việc mua hàng theo cảm tính.

Theo Bright Side

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây